- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Cách làm nước mắm, cách nấu nước mắm mà ai cũng làm được tại nhà
Bước 1: Chọn cá- đây là bước quan trọng trong Cách làm nước mắm
Để tạo ra thành phẩm quan trọng mang đến hương vị đạt chuẩn thì bước lựa chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Các chị em nội trợ đi chợ nhớ chọn những con cá cơm than thân chắc mẩy, tươi ngon, phải chọn những con cá cơm trưởng thành, không được già quá cũng không được nhỏ quá.
Theo kinh nghiệm xưa của cha ông ta thì cá cơm than thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, loại cá này cho ra nước mắm với hương vị đặc biệt thơm ngon. Chính vì thế, nhiều người thường lựa chọn thời điểm cá cơm than xuất hiện nhiều để thu mua nguyên liệu.
Sau khi thu mua được cá, tại nơi làm nước mắm bạn lọc lại mẻ cá một lần nữa để loại bỏ những con cá hư, cá tạp để thu về những mẻ cá hảo hạng nhất. Cá được chọn phải là những con cá còn tươi, mắt cá trong, thân cá còn đàn hồi. Tiếp đó, bạn nhớ rửa cho thật sạch, sau đó thì vớt ra để cho nguyên liệu cá được ráo nước.
Bước 2: Chọn muối
Công đoạn để ướp cá này cũng rất quan trọng. Bạn chọn muối dùng để ủ phải chọn loại hạt to, đều, có trắng đục ở giữa, viền hơi trong, khi nếm thử muối phải có vị mặn đượm, không quá chát.
Bước 3: Ướp cá và muối, cách làm nước mắm có ngon hay không sẽ phụ thuộc vào bước ướp này
Ướp cá với muổi theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần cá với 1 phần muối. Đây chính là công đoạn ủ chượp mà những người chuyên làm mắm hay gọi.
Để đảm bảo hương vị thơm ngon thì bạn nên ướp cá với muối ngay thời điểm khi thu mua cá về. Như thế sẽ giữ được độ tươi ngon của cá và nước mắm làm ra cũng sẽ có mùi thơm đạt chuẩn.
Bước 4: Ủ chượp
Đây là công đoạn tỉ mỉ và cần mẫn nhất trong công đoạn cách làm nước mắm. Khi bạn chượp cá xong xuôi, bạn rải thêm lớp muối lên trên cùng nhằm làm yếm khí cho môi trường làm mắm phía dưới. Tiếp đó, phơi hũ mắm ra ngoài nắng khoảng 3-4 ngày.
Trong suốt thời gian phơi bạn phải thường xuyên đảo bình nước cốt này. Thời gian rơi vào khoảng từ 25 đến 40 ngày. Thời gian ủ chượp càng lâu thì chất lượng nước mắm càng cao.
Bước 5: Phơi chượp
Phơi chượp hay kéo rút là hai phương pháp chính trong quá trình ủ chượp. Nước mắm sẽ nhanh chín và cho màu đẹp hơn khi được phơi nắng dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên. Cách làm nước mắm Tốt nhất nên phơi chượp lúc trước 10 giờ sáng vì lúc này ánh nắng không quá gay gắt làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm.
Trong quá trình phơi, đảo chượp, các bà mẹ nội trợ phải thực hiện kéo rút nước mắm để kiểm tra và bơm là và chượp để đảm bảo rút được tối đa dưỡng chất có trong cá.
Bước 6: Rút mắm nhĩ, lọc mắm- bước cuối cùng trong công đoạn cách làm nước mắm
Sau khoảng thời gian ủ chượp. Khi nước mắm đã chín và dậy mùi thơm thì bạn tiến hành rút mắm nhĩ thông qua vòi dưới đáy chụp. Mắm nhĩ rút khoảng 50- 70% so với lượng nước mắm có trong chượp và bạn tiếp tục ủ với nước muối hòa tan để cho ra nước mắm loại 1, 2..
Vậy là công thức, cách làm nước mắm cổ truyền đã xong. Nếu như có thời gian rảnh, bạn hãy bắt tay vào làm để tạo được những chai nước mắm thơm ngon, nguyên chất cho người thân và gia đình của mình ngay nhé.
Trên đây là công thức làm nước mắm tại nhà, tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng để hoàn thành được nước mắm tại nhà là khá khó khăn. Chính vì vậy chúng ta có thể tới những cơ sở làm nước mắm uy tín để mua sản phẩm
Tại các cơ sở này có lượng mùi mắm khá nồng nặc và khó chịu vì thế các cơ sở sản xuất có thể quan tâm đến sản phẩm Tum hút mùi inox để hạn chế mùi trong cơ sở sản xuất của mình.
Xem thêm
Khám phá ưu điểm vượt trội của lò nướng công nghiệp
https://inoxbienxanh.vn/danh-muc/lo-nuong-cong-nghiep/
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét